Cách nhận biết các loại gạo ngon

Chỉ tiêu cảm quan là chỉ tiêu chất lượng hạt gạo dựa trên cảm nhận của người tiêu dùng. Các chỉ tiêu cảm quan bị giảm theo thời gian hạt gạo được sản xuất.

Độ trắng : hạt gạo lứt (nâu) qua quá trình xay xát có màu trắng do đã mất đi lớp vỏ cám.

trắng xám < trắng ngà < rất trắng

Mùi thơm : từng loại gạo có mùi thơm đặc trừng do có sự có mặt của các hợp chất tự nhiên dễ bay hơi khác nhau.

thơm cơm < thơm nhẹ < thơm đặc trưng

Độ dẻo : tinh bột trong gạo gồm hai loại : amyloza (tinh bột thẳng) và amylopeptin (tinh bột nhánh). Sự phân bố của hai thành phần này quyết định độ dẻo của hạt gạo.

cứng < hơi mềm < mềm dẻo

Độ xốp (nở) : Hạt gạo sau khi nấu nở ra và chiếm phần thể tích lớn hơn nếu như độ xốp, nở nhiều hơn. Độ nở, xốp còn phụ thuộc vào tỷ lệ nước và cách nấu. Do gạo 504 đặc trưng cho loại gạo xốp nên nhiều bà nội trợ có quan niệm gạo xốp thường có giá trị thấp. Tuy nhiên, những sản phẩm như gạo Sóc Miên và gạo xốp Chén Cơm đều thuộc dòng xốp nhưng có hàm lượng dinh dưỡng và giá trị thương phẩm rất cao.
Độ ẩm : chỉ tiêu quyết định khả năng bảo quản của hạt gạo. Với độ ẩm 14.5%, sản phẩm gạo có thể bảo quản được trong vòng 2 tháng mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng hạt gạo.

14% < 13% < 12%

Độ dài : mỗi một loại gạo có một độ dài hạt nhất định được chia làm 3 loại :

dài ( > 6mm), trung bình (5.2 —> 6 mm), ngắn (< 5.2 mm)

Độ tấm : Những hạt gạo có chiều dài thấp hơn chiều dài trung bình của hạt gạo được gọi là tấm, được thể hiện qua tỷ lệ tấm % (5%, 10%, 15%).

15% < 10% < 5%

Độ đánh bóng : hạt gạo trắng sau khi xay xát được mài nhẵn với nước ở một mức độ vừa phải nhằm làm hạt gạo nhìn đẹp hơn.

không bóng < hơi bóng < rất bóng